Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ý nghĩa và giá trị tác phẩm

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử chọn lọc hay nhất

Một trong những tác giả nổi tiếng của phong trào thơ mới đó là Hàn Mặc Tử. Ông chỉ đến với cuộc đời như một ngôi sao băng ngắn ngủi, nhưng đã để lại sự nghiệp văn học giá trị và không thể trộn lẫn. Thơ của Hàn Mặc luôn thể hiện niềm yêu đời, yêu sự sống vô cùng của một con người đang đi trên chuyến tàu gần về nhà ga của cái chết. Chúng ta hãy cùng bầu cua online đổi thưởng đi phân tích Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu ông qua bài viết hôm nay.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử chọn lọc hay nhất
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử chọn lọc hay nhất

Sơ lược về tác giả Hàn Mặc Tử

Hàm Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940), ông chỉ sống vỏn vẹn trên cuộc đời này 28 năm. Thế nhưng Hàn Mặc Tử đã trải qua nhiều biến cố và sáng tác rất nhiều các tác phẩm khác nhau:

  • Ông sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo tại Quảng Bình, chính vì tôn giáo đã gắn liền với Hàn Mặc Tử nhiều giá trị và niềm tin tuyệt đối. Cuộc đời Hàn Mặc Tử đã chịu nhiều bất hạnh khi cha ông mất sớm và ông lại bị mắc bệnh phong là một trong những căn bệnh nan y thời đó. 
  • Bên cạnh đó, ông cũng trải qua nhiều trắc trở trong tình yêu. Không ít bóng hồng đã đi qua cuộc đời Hàn Mặc Tử. Nhưng cuộc tình nào cũng kết thúc trong đau đớn và vô vọng. Cuối cùng ông đã ra đi vào năm 28 tuổi. Dù thời gian ngắn ngủi những ông đã để lại nhiều tác phẩm thơ ca không thể trộn lẫn được trong thơ ca Việt Nam nói chung hay dòng thơ mới nói riêng. 

Có thể nói, Hàn Mặc Tử là một con người gói gọn trong cụm từ “tài hoa bạc mệnh”. Tài hoa ở chỗ ông đã trở thành thần đồng thơ từ những năm 15, 16 tuổi và đã có nhiều bài thơ được đăng báo. 

Cũng chính vì những nỗi ngặt nghèo trong tinh thần và thể xác của ông lại khiến cho thơ Hàn Mặc Từ thăng hoa. Và chính sự thăng hoa này đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một sự nghiệp văn học lớn và nhiều giá trị chúng ta sẽ thấy khi phân tích Đây thôn vĩ dạ.

Hình ảnh chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử 
Hình ảnh chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử

Cuộc đời đau thương của Hàn Mặc Tử kết hợp với vốn tri thức khi ông được học cả chữ nho lẫn chữ Pháp khiến tác phẩm của ông hài hòa giữa nét phương đông và phương tây. Đây chính là điều khiến tạo nên nét riêng cho thơ của ông không thể nhầm được với bất kỳ nhà thơ mới nào. Phong cách thơ của ông cũng thuộc hiện tượng thơ kì lạ với màu sắc bí ẩn, tình yêu nồng nàn nhưng lại nhuốm sắc tuyệt vọng. 

>>> Xem thêm: Cập nhật +1000 mẫu nail đẹp – Đón đầu xu hướng 2022

Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ

Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp bạn nắm rõ hơn tâm trạng của tác giả khi phân tích Đây thôn vĩ dạ. Bài thơ này được gợi cảm hứng sáng tác dựa trên mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử và cô y tá Hoàng Thị Kim Cúc, một cô gái ở làng thôn Vĩ Dạ.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, khoảng thời gian hai năm trước khi Hàn Mặc Tử mất và được in trong tập “thơ điên” phần “hương thơm”. Đây là lúc ông đang phải sống cách ly vì căn bệnh phong. 

Tên của bài thơ ban đầu có tựa “Ở đây thôn Vĩ Dạ” sau được chuyển thành “Đây thôn Vĩ Dạ”. Việc bỏ đi chữ “ở” ở đây sẽ khiến sự nhấn mạnh vào địa danh không còn, thay vào đó là sự mơ hồ vô định. Đây cũng chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Bố cục của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ sẽ chia làm 3 phần như sau:

  • Khổ thơ 1: Tình người nơi một sáng mai thôn Vĩ
  • Khổ thơ 2: Khủng cảnh đêm và sự cô đơn lẻ bóng, chia lìa
  • Khổ thơ 3: Tâm sự nỗi lòng của thi nhân

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ý nghĩa và giá trị tác phẩm

Quá trình phân tích Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta sẽ chia theo phân tích từng khổ thơ. Mỗi một đoạn thơ sẽ mang một sắc thái và bức tranh khác nhau. Sau đây là những phân tích theo từng mỗi đoạn thơ.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ý nghĩa và giá trị tác phẩm
Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ý nghĩa và giá trị tác phẩm

Khổ 1 bài thơ

“Sao anh không về chơi thôn Vỹ”

Ngay câu thơ đầu tiên đã là một câu hỏi tu từ. Câu hỏi này mang nhiều sắc thái khác nhau, đó vừa là một câu hỏi han, một câu mời mọc những cũng hàm ý trách móc nhẹ nhàng. Đây cũng là câu hỏi nói lên nỗi khát khao được trở về quê thôn Vĩ của tác giả trong sự bất lực và đầy mặc cảm. Cũng từ câu hỏi này mà tác giả đã đưa hồn mình về với quê hương thôn Vĩ một cách tự nhiên nhất với bức tranh thôn Vĩ được thể hiện qua ba câu tiếp.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”

Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của thi nhân là một bức tranh thiên nhiên giản dị tinh khôi với “nắng hàng cau” vươn mình đón nắng và “nắng mới lên” làm bừng sáng cả một không gian. Với biện pháp tu từ “nắng” được nhắc lại hai lần như muốn nhấn mạnh không gian thôn quê đang tràn ngập ánh nắng.

Khu vườn “mướt quá” bằng cách kết hợp tính từ “mướt” với từ chỉ mức độ “quá” gợi lên một vẻ tươi non, mượt mà và tràn đầy nhựa sống. Sắc xanh của khu vườn được so sánh qua từ “như” với một màu như “ngọc” muốn nói lên vẻ đẹp tươi tốt và giàu màu mỡ của khu vườn này. Từ đó chúng ta có thể thấy một thôn Vĩ tác giả miêu tả vào ban mai đẹp trong trẻo, thanh khiết với màu xanh của hi vọng và tràn đầy sức sống.

Từ bức tranh thôn Vĩ, hình ảnh con người mềm mại tựa như “lá trúc” với khuôn mặt chữ điền đầy đặn và phúc hậu. Câu thơ thứ tư giàu chất tạo hình với sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên trong một vẻ đẹp kín đáo, ê ấp dịu dàng.

Khổ 2 bài thơ

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với khổ 1
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với khổ 1

Qua phân tích Đây thôn Vĩ Dạ với khổ 1, ta có thể thấy tình yêu quê hương tha thiết của tác giả với vẻ đẹp in hằn trong tâm trí với vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống. Thế nhưng qua khổ thơ thứ 2 thì khung cảnh lại bắt đầu nhuốm một nỗi buồn man mác. 

“Gió theo đường gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Mây và gió là những hiện tượng gắn liền với nhau, nhưng tác giả lại miêu tả gió và mây theo hai đường khác nhau. Câu thơ đầu tiên bắt đầu gợi lên cảm thức chia lìa với cách ngắt nhịp 4/3 kết hợp với hai vế đối lập nhau. Bên cạnh đó, việc dùng hai sự vật vốn gắn bó với nhau cho hình ảnh chia lìa cũng gợi nên một nghịch cảnh ngang trái và phi lí. Điều này cũng cho thấy thiên nhiên cũng không hòa hợp khi con người chia lìa nhau.

Qua câu thứ 2, tác giả miêu tả dòng nước cũng buồn qua biện pháp tu từ nhân hóa: Dường như dòng sông cũng không muốn chảy, không muốn dịch chuyển như không hề có sự sống và mang một nỗi buồn trĩu nặng như nhân vật trữ tình. Dòng sông bất động đó được thêm vào hình ảnh “hoa bắp lay” với động từ “lay” nhẹ nhàng lại làm nổi bật lên sự hiu hắt, thưa vắng của sự cô đơn, u buồn nơi tác giả.

Hai câu thơ tiếp theo của khổ 2 miêu tả cảnh đêm trăng của thiên nhiên xứ Huế. Nhắc đến xứ Huế thì phải kể đến con sông Hương chảy qua thôn Vĩ Dạ, đây cũng là một địa danh tiêu biểu của Huế. 

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Cảnh đêm trăng được miêu tả với hình ảnh “sông trăng”, “chở trăng” vô cùng lãng mạn và thi vị:

  • “Sông trăng”: Là dòng sông chất chứa linh hồn của thiên nhiên, mặt sống phản chiếu lấp lánh ánh sáng vàng của trăng. Đây là hình ảnh tiêu biểu của xứ Huế được tác giả đưa vào để nói lên vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương.
  • “Kịp tối nay?”: Câu hỏi tu từ này dường như có gì đó thảng thốt, băn khoăn, có gì đó khắc khoải cần thiết. Chữ “kịp” được nhấn mạnh khiến cho khoảng thời gian trở nên ngắn ngủi, gấp rút hơn rất nhiều.

Như vậy, trong khổ thơ 2 tác giả đã sử dụng một loạt các câu hỏi tu từ như: thuyền ai, thuyền có chở trăng?, Có chở trăng về kịp tối nay? Tất cả như muốn nói lên nỗi day dứt mong chờ và có chút lo lắng của một nhà thơ.

Khổ 3 bài thơ

Bài thơ độc đáo, ngôn ngữ giàu sức liên tưởng, tinh tế
Bài thơ độc đáo, ngôn ngữ giàu sức liên tưởng, tinh tế

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

Với hai khổ thơ đầu là những mường tượng từ quá khứ nhưng đối với khổ thứ 3 là hình ảnh ở hiện tại trong ảo mộng. Vậy hiện tại trong ảo mộng đó được thể hiện qua phân tích Đây thôn Vĩ Dạ với hai cặp câu đầu như sau:

  • “Mơ”: đây là trạng thái của tác giả, một trạng thái vô thức, đắm chìm trong một cõi mộng. Sự chia lìa trong hai khổ thơ đầu tiên đã khiến tác giả thoát vào cõi mộng.
  • “Khách đường xa”: là cụm từ được lặp lại qua biện pháp điệp ngữ nhằm nhấn mạnh vào khoảng cách xa xôi, cách trở, mơ hồ không xác định. Tính từ “xa” càng như muốn nói lên rằng con người mãi luôn chỉ là người khách xa xôi.
  • “Áo em trắng quá”: như là một câu thảng thốt phảng phất sự nghẹn ngào, xót xa với từ “quá”.
  • “Nhìn không ra”: Sắc trắng này trắng đến nỗi không thể nhìn ra, đoán ra được và khó nắm bắt. Đây không còn là thế giới thực nữa mà là một khoảng ảo mộng nơi tâm trí tác giả.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Bằng việc sử dụng những câu từ không xác định và gây liên tưởng mơ hồ như “ở đây”, “sương khói” như muốn nói lên nhà thơ đang ngày càng cận kề với cái chết và lời ước hẹn của một mối tình thật mong manh. Điệp từ “ai” trong câu cuối bài thơ khiến tâm trạng bâng khuâng, khao khát được yêu, đồng cảm của nhà thơ nổi bật hơn hết. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp avatar buồn dành cho người đang mang nhiều tâm sự

Vậy là thông qua những chia sẻ phân tích Đây thôn Vĩ Dạ ta có thể thấy hình ảnh bài thơ vô cùng độc đáo, ngôn ngữ giàu sức liên tưởng, tinh tế. Qua tác phẩm ta có thể thấy được một cái tôi cô đơn, lạc lõng, khao khát mãnh liệt sự sống, sự trở về thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử. Từ đó bạn có thể trân trọng hơn những cảm xúc mới lạ của Hàn Mặc Tử mang lại và cũng hiểu được vì sao Hàn Mặc Tử được đánh giá cao trong phong trào thơ mới.

Bầu Cua Online Club | Game Lắc Bầu Cua Online